Các nhân tố Tập tính kiếm ăn

Một nhóm khỉ đầu chó (Papio anubis) đang kiếm ăn ở Laikipia, Kenya. Những con khỉ con sẽ học hỏi từ những con lớn hơn về các kỹ năng kiếm ăn

Học hỏi ở động vật được định nghĩa là một thay đổi thích nghi hoặc thay đổi, điều chỉnh hành vi dựa trên kinh nghiệm trước đó.[3] Vì môi trường của động vật luôn thay đổi, khả năng điều chỉnh hành vi tìm kiếm thức ăn là điều cần thiết để tối ưu hóa về sức lực. Các nghiên cứu về côn trùng xã hội đã chỉ ra rằng có một mối tương quan đáng kể giữa hiệu suất bắt chước và tìm kiếm thức ăn.[3] Động vật có kích thước não lớn hơn dự kiến sẽ học hỏi tốt hơn. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quy mô nhóm là công sức bỏ ra để săn bắt.[4][5]

Ở loài linh trưởng không phải người, các cá thể còn nhỏ sẽ quan sát, bắt chước hành vi tìm kiếm thức ăn từ mẹ của chúng và những cá thể lớn tuổi bằng cách xem các thành viên khác trong nhóm tìm kiếm thức ăn và bằng cách bắt chước hành vi của chúng.[6] Quan sát và học hỏi từ các thành viên khác trong nhóm đảm bảo rằng các thành viên nhỏ tuổi hơn trong nhóm học được những gì an toàn để ăn hay có thể ăn được và trở nên thành thạo, điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở những loài linh trưởng bậc cao như tinh tinh, khỉ đột hay các loài vượn nhỏ, khỉ hầu và đặc biệt là ở loài đười ươi khi những bà mẹ sẽ nuôi nấng con mình đủ lâu để chúng học được hết các kỹ năng kiếm ăn và sinh tồn.[6]

Một biện pháp học tập là 'đổi mới sáng tạo'. Một con vật tiêu thụ thức ăn mới hoặc sử dụng một kỹ thuật tìm kiếm thức ăn mới để đáp ứng với môi trường sống năng động của chúng.[7] Thay đổi cách thức tìm kiếm thức ăn được coi là học vì nó liên quan đến tính linh hoạt của hành vi ở động vật. Con vật nhận ra sự cần thiết phải đưa ra một chiến lược tìm kiếm thức ăn mới thứ mà nó chưa từng sử dụng trước đây để tối đa hóa sức lực (sinh tồn) của mình. Đây gọi là học khôn, là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới ví dụ như những con tinh tinh có thể điều chỉnh độ dài ngắn của cọng cỏ khi chúng bắt kiến tùy thuộc vào độ sâu của tổ kiến chúng định bắt.[7] Hoặc những ví dụ điển hình là những sáng tạo trong cách tìm kiếm thức ăn ở loài quạ, chúng biết tha những quả hạt để cho xe cán làm vỡ vỏ, hoặc những con khỉ biết cách sử dụng công cụ để đập vỡ hạt, vỏ trái cây.[8][9]

Hành vi tìm kiếm thức ăn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Các gen liên quan đến hành vi tìm kiếm thức ăn đã được nghiên cứu rộng rãi ở ong mật với sự phân công lao động bắt đầu hành vi tìm kiếm thức ăn, phân chia nhiệm vụ giữa ong thợ và ong lính và sự thiên vị trong việc tìm kiếm phấn hoa hoặc mật hoa.[7][10] Hoạt động tìm kiếm ong mật xảy ra cả bên trong và bên ngoài tổ ong để lấy phấn hoa hoặc mật hoa. Hành vi tương tự được nhìn thấy trong nhiều loại ong xã hội, chẳng hạn như loài ong Apoica flavissima. Điều này dường như đã được lập trình sẵn trong xã hội loài ong mà không cần mỗi cá thể phải có sự trải nghiệm.[10]

Sự hiện diện của động vật săn mồi trong khi một con vật (con mồi) đang kiếm ăn sẽ ảnh hưởng đến hành vi của nó. Nói chung, những kẻ mưu sinh sẽ tự xác định giữa mạng sống với nhu cầu ăn của chúng (giữa cơn đói và sự sống), do đó đi lệch khỏi hành vi tìm kiếm thức ăn sẽ được dự kiến trong trường hợp không có động vật ăn thịt đang rình rập. Vô số các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước nhóm ở các loài khác nhau.[11] Ví dụ, ở sư tử (sư tử cái) không đưa ra quyết định tìm kiếm thức ăn khi chúng đưa ra quyết định phản ánh sự cân bằng giữa việc có được miếng ăn, bảo vệ lãnh thổ của họ và bảo vệ con cái của chúng. Trên thực tế, chúng ta thấy rằng hành vi tìm kiếm thức ăn ở sư tử không tối đa hóa mức tăng năng lượng của chúng.[12]

Việc tìm kiếm nhóm mang lại cả sự hoa phí và lợi ích cho các thành viên của nhóm đó. Một số lợi ích của việc săn mồi theo nhóm bao gồm có thể bắt được con mồi lớn hơn, có thể tạo ra các tập hợp con mồi, có thể bắt được con mồi khó nhằn, xử lý được những con mồi cứng đầu, hoặc nguy hiểm và quan trọng nhất là giảm mối đe dọa săn mồi. Tuy nhiên, liên quan đến hao phí bỏ ra, các nhóm tìm kiếm kết quả trong việc cạnh tranh các nguồn lực sẵn có của các thành viên khác trong nhóm. Cạnh tranh về tài nguyên có thể được đặc trưng bởi cạnh tranh giành giật, theo đó mỗi cá thể cố gắng giành lấy một phần tài nguyên được chia sẻ hoặc cạnh tranh can thiệp, chúng sẽ cố nhồi nhét lượng thức ăn giành được trước khi bị cướp mất, theo đó sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh ngăn cản khả năng tiếp cận tài nguyên của kẻ đi trước.[12] Do đó, việc tìm kiếm thức ăn theo nhóm có thể làm giảm tỷ lệ tìm kiếm thức ăn của động vật. Kiếm ăn theo nhóm có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước của một nhóm. Ở một số loài như sư tử và chó hoang, sự thành công của việc săn mồi gia tăng khi tăng kích thước nhóm sau đó giảm dần khi vượt quá kích thước tối ưu.[4]

Liên quan